net_left Kdata Phương Thức Thanh Toán
Phương Thức Thanh Toán

Dự kiến áp dụng trở lại lô 10 cổ phiếu sớm nhất trong tháng 8. Thị trường 12/8

Theo Dong Hai AiVIF.com – Thị trường Việt Nam mở đầu phiên giao dịch với 3 thông tin đáng chú ý: Bộ Tài chính dự kiến áp dụng trở lại lô 10 cổ phiếu sớm nhất trong tháng 8,...
Dự kiến áp dụng trở lại lô 10 cổ phiếu sớm nhất trong tháng 8. Thị trường 12/8 © Reuters.

Theo Dong Hai

AiVIF.com – Thị trường Việt Nam mở đầu phiên giao dịch với 3 thông tin đáng chú ý: Bộ Tài chính dự kiến áp dụng trở lại lô 10 cổ phiếu sớm nhất trong tháng 8, VNDIRECT nhận định đã bắt đầu vào giai đoạn thuận lợi cho bất động sản và dịch COVID-19 ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu… Dưới đây là nội dung chi tiết 3 thông tin trong phiên giao dịch hôm nay thứ Năm ngày 12/8.

1. Bộ Tài chính dự kiến áp dụng trở lại lô 10 cổ phiếu sớm nhất trong tháng 8

Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính đã có chỉ đạo đối với việc triển khai các giải pháp để sớm nhất trong tháng 8 có thể quay lại lô giao dịch 10 trước khi tăng lô lên.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tình dịch dịch bệnh ở TP HCM (HM:HCM), nơi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đóng trụ sở, rất căng thẳng. Do Sở Giao dịch Chứng khoán có F0 nên việc triển khai test hệ thống và giao dịch chuyển thử có khả năng chậm lại.

Thứ trưởng cho biết Bộ Tài chính sẽ cố gắng hết sức để khi tình hình dịch bệnh tại TP HCM cũng như tại HOSE cho phép thì ngay lập tức hoạt động trở lại. Với tiến độ kiểm soát dịch bệnh ở TP HCM, dự kiến hệ thống có thể hoạt động trở lại trong tháng 8 này.

Trước đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu UBCKNN thực hiện việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng tại HOSE nhằm tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán. Đồng thời khẩn trương báo cáo về việc áp dụng lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Kể từ ngày 5/7, hệ thống giao dịch chứng khoán mới tại HOSE đã chính thức được đưa vào vận hành và nhận được nhiều phản hồi từ phía nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hiện tượng nghẽn lệnh cơ bản được khắc phục, giúp ổn định tâm lý thị trường, nâng cao uy tín và thể hiện sự quyết liệt trong công tác điều hành của Bộ Tài chính.

2. VNDIRECT nhận định đã bắt đầu vào giai đoạn thuận lợi cho bất động sản

Trong báo cáo mới nhất về ngành bất động sản, VNDIRECT nhận định, thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý III/2021 do dịch Covid-19 đang bùng phát, song sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý IV/2021. Có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu bất động sản nhà ở trong nửa cuối 2021 và năm 2022:

  • Thứ nhất, thị trường phục hồi diện rộng giúp thúc đẩy ngành bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Với việc tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2021. Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng cơ hội khi sức mua toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát đang gia tăng song hành với đà tăng trưởng vĩ mô nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. VNDIRECT cho rằng, lạm phát Việt Nam có thể tiếp tục được kiểm soát trong nửa cuối năm 2021 nhờ chỉ số CPI lương thực giảm trong bối cảnh giá thịt lợn giảm và Chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát lạm phát hiệu quả như giảm giá điện, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
  • Thứ hai, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2 - 9,5% trong nửa đầu năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. VNDIRECT kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ duy trì chính sách tiền tệ thích ứng vào năm 2021 nhờ lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
  • Thứ ba, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai. Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối 2021, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục.

Thị trường nhà ở phía Nam ấm dần lên từ 2022 trở đi, sau khi một số quy định mới được ban hành trong 2020 như Nghị định 148 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020, VNDIRECT kỳ vọng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM có thể phục hồi từ 2022, cụ thể tăng 26,2% so với cùng kỳ trong 2022 và 55,7% so với cùng kỳ trong 2023. Phân khúc trung cấp sẽ đóng góp 30 - 50% vào tổng nguồn cung.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội mới tại các thị trường lân cận TP.HCM như Long An và Đồng Nai trong bối cảnh giá bán tăng cao cùng với nguồn cung khan hiếm tại TP.HCM.

Trong nửa đầu 2021 thị trường nhà xây sẵn tại Đồng Nai diễn ra sôi động với hơn 3.700 căn mở bán mới, chiếm 67% nguồn cung mới của phía Nam, theo đó là Long An với 630 căn mở bán mới, chiếm 11% nguồn cung phía Nam.

Ngoài ra, VNDIRECT cho rằng, giá nhà ở sơ cấp sẽ khó có thể giảm trong nửa cuối 2021 và năm 2022 do chi phí phát triển dự án gồm tiền đền bù và chi phí tài chính tăng cao trong bối cảnh dự án kéo dài trong các năm qua và chi phí nguyên vật liệu xây dựng đang tăng mạnh. Các chủ đầu tư được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách bàn giao tốt hơn, hỗ trợ kéo dài tiến độ thanh toán để kích cầu thay vì giảm giá bán sơ cấp. Nhờ việc mở rộng đường cao tốc đến khu vực phía Tây và ven biển với các dự án hạ tầng đang triển khai như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, giá đất tại các vùng lân cận TP.HCM sẽ tiếp tục tăng ấn tượng trong nửa cuối 2021. Bên cạnh đó, đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn, song song với chuyển các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ sẽ tiếp tục thúc đẩy giá đất tại các khu vực này tăng nhanh trong thời gian tới.

Thị trường nhà ở phía Bắc - nguồn cung dồi dào nhờ các dự án đại đô thị sắp tới. Nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội tăng 40% so với cùng kỳ đạt khoảng 25.000 căn trong 2021, nhờ đóng góp ổn định từ các đại dự án của Vinhomes (HM:VHM), theo đó là Sunshine Empire (2.200 căn) và Gamuda City (2.000 căn). Đối với thị trường nhà liền thổ, các tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên sẽ là điểm sáng của thị trường trong 2021 - 2022. Vinhomes cũng dự kiến mở bán một khu đô thị 460 ha tại Hưng Yên trong nửa cuối 2021.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá đất Hà Nội tăng trung bình 14,5% so với cùng kỳ, thậm chí giá đất tại một số nơi ghi nhận tăng đột biến như Đông Anh (tăng 75,5% so với cùng kỳ), Thanh Trì (tăng 25,6% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, giá nhà đất tại Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý II/2021, trung bình tăng nhẹ 2,5% so với cùng kỳ. VNDIRECT nhận định, trong nửa cuối 2021 giá bán nhà đất tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại nhờ cơ quan quản lý siết chặt tại các vùng sốt đất. Trong khi đó, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội sẽ duy trì đà tăng lành mạnh khoảng 4 - 6% so với cùng kỳ trong nửa cuối 2021 và năm 2022.

Bất động sản nghỉ dưỡng đã đến lúc trở lại tầm mắt của các nhà đầu tư. Bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh chóng trong tương lai nhờ hỗ trợ của vắc-xin cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch tại Việt Nam. Sóng gió của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng do dịch COVID-19 gây ra có thể kết thúc từ cuối 2021. VNDIRECT kỳ vọng năm 2023 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể phục hồi về mức 2019, nhờ vào lượng khách quốc tế phục hồi trở lại. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, lộ trình phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ theo 4 bước: du lịch nội địa phục hồi; thí điểm tiếp nhận một lượng hạn chế khách quốc tế tại vài địa điểm du lịch nhất định; tiếp nhận hành khách từ các nước kiểm soát Covid-19 tốt; lượng khách quốc tế phục hồi hoàn toàn.

3. Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu

Theo tạp chí Eurasia Review, năm 2020 là một năm nhiều khó khăn. Tất cả các hoạt động du lịch đã phải tạm ngừng trong một thời gian. Giá dầu mỏ biến động mạnh. Giao dịch vật tư y tế đạt mức cao mới. Chi tiêu của các hộ gia đình chuyển sang hàng tiêu dùng thay vì dịch vụ, và tiết kiệm tăng vọt khi mọi người ở nhà trong bối cảnh hoạt động đi lại bị hạn chế trên toàn cầu. Các chính sách chưa từng có mà các nước triển khai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát đã giúp ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế. Những biện pháp phản ứng khẩn cấp, như những thay đổi lớn về du lịch, tiêu dùng và thương mại, đang khiến thế giới trở nên mất cân bằng hơn về kinh tế. Điều này được thể hiện trong cán cân tài khoản vãng lai - số liệu phản ánh giao dịch hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.

Theo các báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu, được tính bằng tổng giá trị tuyệt đối của thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai của tất cả các quốc gia trên thế giới, đã tăng từ mức 2,8% GDP của thế giới trong năm 2019 lên 3,2% GDP năm 2020; và tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Tỷ lệ này lẽ ra đã giảm nếu đại dịch không bùng phát.

Một năm nhiều biến động, mặc dù thâm hụt hoặc thặng dư tài khoản vãng lai không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng quan ngại ở mỗi quốc gia, nhưng sự mất cân đối quá mức trong cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu - vượt quá khả năng điều chỉnh của các chính sách và nền tảng kinh tế - có thể gây ra những nguy cơ bất ổn. Những biến động mạnh mẽ đối với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư tài khoản vãng lai của các quốc gia trong năm 2020 được thúc đẩy bởi bốn xu hướng chính, chủ yếu do tác động đại dịch:

  • Thứ nhất, đại dịch khiến cho các hoạt động du lịch, đi lại giảm mạnh. Điều này có tác động tiêu cực đáng kể đến cán cân tài khoản vãng lai của các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu du lịch, chẳng hạn như Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Những tác động thậm chí còn lớn hơn đối với các nền kinh tế nhỏ hơn phụ thuộc vào du lịch.
  • Thứ hai, nhu cầu đối với dầu mỏ giảm sút. Sự suy giảm nhu cầu đối với dầu mỏ khiến giá năng lượng giảm xảy ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, và giá dầu đã phục hồi trong nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên, các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ, như Ả-Rập Xê-út và Nga, đã chứng kiến cán cân tài khoản vãng lai giảm mạnh trong năm 2020. Các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ cũng ghi nhận mức tăng tương ứng đối với cán cân buôn bán dầu của họ.
  • Thứ ba là sự bùng nổ thương mại các mặt hàng vật tư y tế. Nhu cầu đối với các loại vật tư y tế quan trọng để chống lại đại dịch đã tăng khoảng 30%, chẳng hạn như thiết bị bảo hộ cá nhân, cũng như đầu vào và nguyên liệu để sản xuất chúng.
  • Thứ tư là sự dịch chuyển tiêu dùng hộ gia đình. Khi mọi người buộc phải ở nhà, các hộ gia đình đã chuyển tiêu dùng của họ từ dịch vụ sang hàng tiêu dùng. Điều này xảy ra hầu hết ở các nền kinh tế tiên tiến, nơi có sự gia tăng mua hàng hóa lâu bền như các thiết bị điện tử để đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến và làm việc từ xa.

Tất cả những yếu tố trên đã khiến một số quốc gia ghi nhận mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn (nghĩa là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu) hoặc thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn (tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu).

Trong bối cảnh hiện nay, các điều kiện tài chính toàn cầu thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ chính sách tiền tệ chưa từng có của các ngân hàng trung ương, đã giúp những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cải thiện tình trạng này. Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, khi các điều kiện tài chính bị thắt chặt, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn có thể đẩy các quốc gia vào suy thoái sâu hơn.

Ngoài những yếu tố bên ngoài nói trên, đại dịch đã khiến các chính phủ phải vay nợ ồ ạt để tài trợ cho hệ thống y tế và hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Điều này cũng tạo ra những tác động không đồng đều đối với cán cân thương mại.

Các dự báo của IMF cho thấy cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu sẽ bắt đầu có sự cải thiện trong những năm tới, về mức 2,5% GDP toàn cầu vào năm 2026, khi thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc và thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đều giảm.

Tuy nhiên, sự cải thiện này có thể diễn ra chậm, nếu các nền kinh tế có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như Mỹ tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa bổ sung, hoặc các nước có thặng dư tài khoản vãng lai lớn như Đức có sự điều chỉnh chính sách tài khóa nhanh hơn dự kiến. Đại dịch bùng phát trở lại và việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu có thể làm gián đoạn dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi. Khi đó, các nền kinh tế đang phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng hầu hết các nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai ở các quốc gia thường xảy ra trước khi đại dịch bùng phát. Các lý do thường thấy là sự mất cân đối trong tài khóa, các vấn đề mang tính cơ cấu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tái cân bằng nền kinh tế thế giới. Chấm dứt đại dịch là cách duy nhất để đảm bảo phục hồi kinh tế toàn cầu, giúp ngăn chặn sự phân hóa sâu sắc hơn trong cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu. Điều này sẽ đòi hỏi một nỗ lực toàn diện để giúp các quốc gia đảm bảo tài chính cho việc tiêm chủng và duy trì chăm sóc sức khỏe. Nỗ lực thúc đẩy đầu tư và chi tiêu cho y tế đồng bộ trên toàn thế giới có thể có tác động lớn đến tăng trưởng mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu.

Các chính phủ cần tăng cường nỗ lực giải quyết căng thẳng thương mại và công nghệ cũng như hiện đại hóa hệ thống thuế quốc tế. Ưu tiên hàng đầu nên là loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đặc biệt là đối với các sản phẩm y tế. Các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn nên tìm cách giảm thâm hụt ngân sách trong trung hạn và thực hiện các cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm cả chính sách giáo dục và đổi mới. Ở các nền kinh tế có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và có dư địa tài khóa, các chính sách cần hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng trung hạn, ví dụ như đẩy mạnh đầu tư công. Trong những năm tới, các quốc gia sẽ cần tái cân bằng cán cân tài khoản vãng lai và đảm bảo rằng sự phục hồi được xây dựng trên một nền tảng vững chắc và lâu dài.

Hot Auto Trade Bot Phương Thức Thanh Toán
BROKERS ĐƯỢC CẤP PHÉP
net_home_top Ai VIF
01-05-2024 10:45:17 (UTC+7)

EUR/USD

1.0658

-0.0008 (-0.07%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (2)

Sell (3)

EUR/USD

1.0658

-0.0008 (-0.07%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (2)

Sell (3)

GBP/USD

1.2475

-0.0015 (-0.12%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (10)

USD/JPY

157.91

+0.12 (+0.07%)

Summary

↑ Buy

Moving Avg:

Buy (12)

Sell (0)

Indicators:

Buy (9)

Sell (0)

AUD/USD

0.6469

-0.0003 (-0.05%)

Summary

Neutral

Moving Avg:

Buy (10)

Sell (2)

Indicators:

Buy (2)

Sell (3)

USD/CAD

1.3780

+0.0003 (+0.03%)

Summary

↑ Buy

Moving Avg:

Buy (12)

Sell (0)

Indicators:

Buy (7)

Sell (0)

EUR/JPY

168.32

+0.10 (+0.06%)

Summary

↑ Buy

Moving Avg:

Buy (12)

Sell (0)

Indicators:

Buy (9)

Sell (0)

EUR/CHF

0.9808

+0.0001 (+0.01%)

Summary

Neutral

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (3)

Sell (2)

Gold Futures

2,295.80

-7.10 (-0.31%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (9)

Silver Futures

26.677

+0.023 (+0.09%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (2)

Sell (10)

Indicators:

Buy (0)

Sell (9)

Copper Futures

4.5305

-0.0105 (-0.23%)

Summary

↑ Buy

Moving Avg:

Buy (10)

Sell (2)

Indicators:

Buy (8)

Sell (1)

Crude Oil WTI Futures

81.14

-0.79 (-0.96%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (1)

Sell (7)

Brent Oil Futures

85.62

-0.71 (-0.82%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (1)

Sell (11)

Indicators:

Buy (1)

Sell (7)

Natural Gas Futures

1.946

-0.009 (-0.46%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (5)

US Coffee C Futures

213.73

-13.77 (-6.05%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (3)

Sell (9)

Indicators:

Buy (0)

Sell (10)

Euro Stoxx 50

4,920.55

-60.54 (-1.22%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (4)

Sell (8)

Indicators:

Buy (1)

Sell (7)

S&P 500

5,035.69

-80.48 (-1.57%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (7)

DAX

17,921.95

-196.37 (-1.08%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (1)

Sell (6)

FTSE 100

8,144.13

-2.90 (-0.04%)

Summary

Sell

Moving Avg:

Buy (5)

Sell (7)

Indicators:

Buy (2)

Sell (4)

Hang Seng

17,763.03

+16.12 (+0.09%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (1)

Sell (6)

US Small Cap 2000

1,973.05

-42.98 (-2.13%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (7)

IBEX 35

10,854.40

-246.40 (-2.22%)

Summary

Neutral

Moving Avg:

Buy (6)

Sell (6)

Indicators:

Buy (3)

Sell (3)

BASF SE NA O.N.

49.155

+0.100 (+0.20%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (1)

Sell (7)

Bayer AG NA

27.35

-0.24 (-0.87%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (8)

Allianz SE VNA O.N.

266.60

+0.30 (+0.11%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (3)

Sell (5)

Adidas AG

226.40

-5.90 (-2.54%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (2)

Sell (7)

Deutsche Lufthansa AG

6.714

-0.028 (-0.42%)

Summary

Neutral

Moving Avg:

Buy (3)

Sell (9)

Indicators:

Buy (9)

Sell (1)

Siemens AG Class N

175.90

-1.74 (-0.98%)

Summary

↑ Sell

Moving Avg:

Buy (0)

Sell (12)

Indicators:

Buy (0)

Sell (9)

Deutsche Bank AG

15.010

-0.094 (-0.62%)

Summary

Neutral

Moving Avg:

Buy (4)

Sell (8)

Indicators:

Buy (6)

Sell (2)

    EUR/USD 1.0658 ↑ Sell  
    GBP/USD 1.2475 ↑ Sell  
    USD/JPY 157.91 ↑ Buy  
    AUD/USD 0.6469 Neutral  
    USD/CAD 1.3780 ↑ Buy  
    EUR/JPY 168.32 ↑ Buy  
    EUR/CHF 0.9808 Neutral  
    Gold 2,295.80 ↑ Sell  
    Silver 26.677 ↑ Sell  
    Copper 4.5305 ↑ Buy  
    Crude Oil WTI 81.14 ↑ Sell  
    Brent Oil 85.62 ↑ Sell  
    Natural Gas 1.946 ↑ Sell  
    US Coffee C 213.73 ↑ Sell  
    Euro Stoxx 50 4,920.55 ↑ Sell  
    S&P 500 5,035.69 ↑ Sell  
    DAX 17,921.95 ↑ Sell  
    FTSE 100 8,144.13 Sell  
    Hang Seng 17,763.03 ↑ Sell  
    Small Cap 2000 1,973.05 ↑ Sell  
    IBEX 35 10,854.40 Neutral  
    BASF 49.155 ↑ Sell  
    Bayer 27.35 ↑ Sell  
    Allianz 266.60 ↑ Sell  
    Adidas 226.40 ↑ Sell  
    Lufthansa 6.714 Neutral  
    Siemens AG 175.90 ↑ Sell  
    Deutsche Bank AG 15.010 Neutral  
Mua/Bán 1 chỉ SJC
# So hôm qua # Chênh TG
SJC Eximbank8,300/ 8,500
(8,300/ 8,500) # 1,298
SJC 1L, 10L, 1KG8,300/ 8,520
(0/ 0) # 1,510
SJC 1c, 2c, 5c7,380/ 7,550
(0/ 0) # 540
SJC 0,5c7,380/ 7,560
(0/ 0) # 550
SJC 99,99%7,370/ 7,470
(0/ 0) # 460
SJC 99%7,196/ 7,396
(0/ 0) # 386
Cập nhật 01-05-2024 10:45:19
Xem lịch sử giá vàng SJC: nhấn đây!
ↀ Giá vàng thế giới
$2,285.72 -47.5 -2.04%
Live 24 hour Gold Chart
ʘ Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
RON 95-V25.44025.940
RON 95-III24.91025.400
E5 RON 92-II23.91024.380
DO 0.05S20.71021.120
DO 0,001S-V21.32021.740
Dầu hỏa 2-K20.68021.090
ↂ Giá dầu thô thế giới
WTI $80.83 +3.39 0.04%
Brent $85.50 +3.86 0.05%
$ Tỷ giá Vietcombank
Ngoại tệMua vàoBán ra
USD25.088,0025.458,00
EUR26.475,3627.949,19
GBP30.873,5232.211,36
JPY156,74166,02
KRW15,9219,31
Cập nhật lúc 10:45:15 01/05/2024
Xem bảng tỷ giá hối đoái
Phương Thức Thanh Toán